Tại sao mâm ngũ quả ngày tết lại có chùm Sung ? Ý nghĩa nó là gì ?
Tại sao mâm ngũ quả ngày tết thường có 1 chùm quả sung ? Quả sung bày ngày tết có ý nghĩa gì mà các chi em lại săn lùng mua cho bằng được.
Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh. Nó tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy, nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một đĩa trái cây gồm xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu và sung.
Trong đó chùm sung được coi là vật linh không thể thiếu. Trong nghệ thuật, cây cảnh, đặc biệt cây cảnh thế ở Hà Nội, sung được đứng đầu trong bộ tam đa: Phúc (sung), lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.”
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, nên dân gian có câu: “rụng như sung.”
Khi hoa nở, một mùi hương, quyến rũ, ngọt lịm tỏa ra từ một lỗ nhỏ trên đầu trái, khiến cho các loài côn trùng nhỏ tìm cách chui vào bên trong. Chính vì thế, khi bổ trái sung thường thấy có côn trùng ở trong đó.
Phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi... Sung rừng có cây to đến vài người ôm, cao trên 20 m, trái quanh năm.
Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, trừ ho, cầm máu, trừ lỵ và nhuận phế. Quả khi chín ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là. Người Ấn Độ dùng quả sung ngọt để giải khát và bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc. Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết.
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: Protéin 1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và C 1mg.
Trong 100g lá sung tươi có các thành phần sau: nước 75,0g, protein 3,4g, lipid 1,4g, cellulose 4,8g, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.
Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ.
Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống.
Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.
Tết năm nay nhà bạn đã có trái sung để thắp hương chưa ? Nếu chưa có thì hãy mua cho gia đình mình 1 chùm ngay nhé. Cùng nhau rước tài, lộc về nhà. Cùng nhau chúc mừng tân xuân !!!
Trong bài viết này chúng ta sẽ giải nghĩa về quả sung trong ngày tết nhé.
Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.”
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, nên dân gian có câu: “rụng như sung.”
Khi hoa nở, một mùi hương, quyến rũ, ngọt lịm tỏa ra từ một lỗ nhỏ trên đầu trái, khiến cho các loài côn trùng nhỏ tìm cách chui vào bên trong. Chính vì thế, khi bổ trái sung thường thấy có côn trùng ở trong đó.
Phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi... Sung rừng có cây to đến vài người ôm, cao trên 20 m, trái quanh năm.
Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, trừ ho, cầm máu, trừ lỵ và nhuận phế. Quả khi chín ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là. Người Ấn Độ dùng quả sung ngọt để giải khát và bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc. Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết.
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: Protéin 1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và C 1mg.
Trong 100g lá sung tươi có các thành phần sau: nước 75,0g, protein 3,4g, lipid 1,4g, cellulose 4,8g, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.
Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.
Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống.
Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.
Tết năm nay nhà bạn đã có trái sung để thắp hương chưa ? Nếu chưa có thì hãy mua cho gia đình mình 1 chùm ngay nhé. Cùng nhau rước tài, lộc về nhà. Cùng nhau chúc mừng tân xuân !!!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét