Tìm kiếm Blog này

Nguồn Gốc Của Phở Bắt Nguồn Từ Đâu ? Có Thể Sẽ Khiến Bạn Ngạc Nhiên

“Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. 

Phở là hương vị của thời gian. Phở là tinh hoa của ẩm thực Việt. Nó không phải là món ăn Tây hay Tàu. Nó là hương vị Việt, là món ăn sáng quen thuộc của người Việt. Cho dù biến hóa ngày càng đa dạng, Topping cho bát phở ngày càng nhiều hơn.


 
Vậy nguồn gốc của phở bắt nguồn từ đâu ? Liệu phở có xuất phát từ Hà Nội hay không ?

Nguồn gốc của Phở


Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ". Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977)ghi nhận: "1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu".

Tiếng rao món phở âm Nôm: "phố đây, phố ơ! Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: "Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò".

Nguồn gốc Phở Bắt Nguồn Từ Hà Nội ?


Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối….”

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác.




Những hiệu phở ở Hà Nội đã lưu truyền 3 đời như: phở Phú Xuân ở phố Hàng Da vốn là những người gốc làng Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Phở Bắc Nam ở phố Hai Bà Trưng, phở Gà Nam Ngư...




Một trong những tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm (日用常談) của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Trong mục thực phẩm, cụm từ chữ Hán 玉酥餅 "ngọc tô bính" được chú thích bằng chữ Nôm là 𩛄普𤙭 "bánh phở bò".

Phở như ngày nay được cho là đã ra đời và định hình vào những năm đầu thế kỷ 20. Hà Nội và Nam Định là hai địa phương thường được cho là xuất xứ của phở.

Phở Bắt Nguồn Từ Nam Định ?


Ở Nam Định, phở có nguồn gốc từ làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp. Món phở được tin là bắt đầu phổ biến trong bối cảnh hình thành Nhà máy Dệt Nam Định.



Các nguồn gốc khác

Có người nói rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên "ngưu nhục phấn".

Cũng có giả thuyết khác cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.

Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn.

Tuổi khai sinh của phở không được sử liệu ghi nhận chính thức. Các cuốn tự điển Việt như Tự điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "phở". Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Genibrel (1898) cũng không ghi nhận.

P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói), c/chữ phổ (phổ biến).



Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.

Kết luận : Không ai có thể biết chính xác "Phở bắt nguồn từ đâu", chỉ có thể nói rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu. Trở nên quen thuộc, và ngon hơn dần so với thời gian.

Các loại Phở quen thuộc của người Việt


Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát. Thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái.


Phở Bò


Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này, song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua đó là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam.

Phở Gà

Bởi vậy, nhiều chủ quán phở bò đành phải đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, tạo điều kiện cho phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai món phở bòphở gà đã chính thức ngự trị và song hành cùng nhau trong lòng ẩm thực Việt.

Cách nấu phở thơm ngon chuẩn vị


Công thức gia truyền nấu món phở bò Hà Nội:

a) Chuẩn bị Nguyên liệu nấu phở (3-4 bát)


- 0.5kg đuôi bò.


- 0.5kg sườn bò.


- 0.5kg bắp bò (hoặc thay bằng thịt nạm, gầu tùy thích) thịt bò tái (tùy thích).


- 1/4 củ hành tây to.


- 1 củ gừng (to khoảng gấp rưỡi ngón tay cái).


- 5-6 củ hành khô (hành hương, có thể thay bằng hành tím).


- 1 thìa nhỏ hạt mùi già (không bắt buộc).


- 5 - 6 rễ cây mùi.


- 1 thảo quả.


- 2 hoa hồi.


- 1 thanh quế nhỏ.


- 2 lóng mía (mỗi lóng dài khoảng 10cm).


- Bột nêm hoặc muối.


- Bánh phở, hành, mùi thái nhỏ ,tương ớt, chanh.

b) Cách nấu nước dùng phở





- Đuôi và sườn bò chặt miếng nhỏ.

- Thịt bắp bò để nguyên miếng.

- Pha nước muối loãng (mặn vừa như nấu canh là được), ngâm đuôi bò, sườn bò và thịt bò trong khoảng 2h. 

Thịt bò giờ không được sạch lắm, nhất là phần đuôi có thể còn có mùi hôi, việc ngâm muối sẽ giúp cho thịt “sạch” hơn, khi ăn cũng mềm ngon hơn.

- Trong lúc đợi ngâm thịt thì chuẩn bị các nguyên liệu khác:

+ Hành tây, hành khô (hành hương), gừng, mía để nguyên vỏ, nướng chín thơm. Nướng trực tiếp trên bếp điện, để lửa vừa để các thứ hành gừng có thể chín bên trong mà bên vỏ ngoài không bị cháy quá mức. Sau khi nướng xong thì cạo sạch vỏ gừng và hành (mía để nguyên vỏ).

+ Rửa lại tất cả cho sạch. Hành tây có thể bổ đôi hoặc bổ tư.

+ Gừng đập dập hoặc thái lát.

+ Rễ mùi rửa sạch.

+ Hoa hồi, quế, thảo quả, hạt mùi (nếu có) cho lên chảo rang ở lửa vừa đến khi dậy mùi thơm. Cho tất cả vào túi vải, buộc chặt miệng.

- Đổ hết nước ngâm, rửa lại đuôi bò, sườn bò và thịt bò bắp.

- Cho tất cả vào nồi, đổ nước lạnh ngập thịt rồi vặn lửa to đun sôi. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ đun thêm khoảng 1-2 phút rồi bỏ nước luộc này đi, rửa lại cho thật sạch vụn thịt và bọt bẩn. Nếu thịt bẩn thì có thể lặp lại bước luộc rửa này 1 lần nữa. Luộc với nước sôi thêm 1-2 lần cho thật sạch.

- Cho đuôi bò, sườn bò và thịt vào nồi, đổ thêm 4-5 bát to nước lạnh. Vặn lửa to, đợi nước sôi thì hớt bọt.

- Cho các thứ gia vị đã chuẩn bị vào nồi, gồm: Hành tây, hành hương, gừng, mía, rễ mùi, túi đựng hoa hồi, thảo quả, quế, hạt mùi.

- Nêm bột canh, bột gia vị hoặc muối. Không nên dùng nước mắm vì có thể làm nước phở bị chua.

- Để lửa nhỏ ninh trong khoảng 1,5-2h nếu dùng nồi thường, nồi áp suất sẽ nhanh hơn.

* Lưu ý là thịt bò bắp sẽ cần vớt ra trước, tránh để thịt bị quá mềm và nát. Bò bắp sau khi vớt ra có thể ngâm trong bát nước đun sôi để nguội, rồi thái lát mỏng.

- Trong quá trình đun có thể cần hớt bọt cho nước trong. Nếu cảm thấy thiếu nước thì thêm nước sôi (không dùng nước lạnh).

- Sau khi đuôi và sườn bò đã mềm nhừ thì nêm lại gia vị/bột canh hoặc muối cho vừa ăn. Có thể nêm hơi nhạt một chút để khi ăn cho thêm nước mắm.

- Nước dùng đạt sẽ có màu vàng nhẹ, trong và hơi sánh mỡ, có vị ngọt tự nhiên từ xương và mía, hương vị đậm đà.

- Chuẩn bị bánh phở và các loại rau thơm ăn kèm (hành, mùi rửa sạch, thái hành xanh thành khoanh tròn nhỏ, chẻ phần củ hành trắng, mùi thái nhỏ…).

- Trước khi ăn nên trần lại bát ăn phở và bánh phở qua nước sôi. Hai thứ này nóng sẽ giúp bát phở ngon hơn.

- Sắp bánh phở vào bát, sắp thịt, các loại rau thơm lên trên. Đun nước dùng cho thật sôi rồi chan vào bát. Dùng nóng với chanh tươi và (tương) ớt.

c) Yêu cầu thành phẩm:

- Nước phở trong, ngọt xương, thơm gừng và gia vị phở.

- Bánh phở dẻo, thịt nạm chín bùi và thơm, thịt tái ngọt xốp, mỡ gàu béo giòn. Nước dùng thanh, vị ngọt sắc và nóng lâu.

Địa điểm ăn phở nổi tiếng tại Hà Nội


Phở thìn 13 lò đúc


Những hiệu phở ở Hà Nội đã lưu truyền 3 đời như: phở Phú Xuân ở phố Hàng Da, phở "Bắc Nam" ở phố Hai Bà Trưng; phở gà "Nam Ngư"; phở "Thìn"; phở "Số 10 Lý Quốc Sư" và phở Bát Đàn. 

Ngoài các quán hàng phở cố định, Hà Nội một thời còn có "phở gánh". 

phở gánh thời nay
Quán phở gánh

Đó là những người bán phở dạo. Trên đôi quang gánh của họ, một bên là thùng hàng tự chế có đủ nguyên liệu để chế biến món phở và bát, đĩa, đũa, thìa; bên kia là nồi nước dùng đặt trên một bếp than. 

phở gánh thời xưa


Trước năm 1980, những gánh phở như vậy đã đi khắp các hàng cùng ngõ hẻm của Hà Nội với những tiếng rao quen thuộc của văn hóa ẩm thực về đêm của Hà Thành. Ngày nay, khi xã hội phát triển, quán ăn nhiều lên thì "phở gánh" ngày càng ít xuất hiện.

Như vậy là Chia Sẻ Cách Hay đã cùng các bạn khám phá về nguồn gốc của Phở, cách nấu phở, địa chỉ ăn phở nổi tiếng. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích với Team Thích Ăn Phở.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHIA SẺ CÁCH HAY

- Email : ngocnguyen19062013@gmail.com
- Hotline : 0964.787.191


Liên kết hữu ích :