Tìm kiếm Blog này

Nguồn Gốc Của Ý Thức Là Gì ? Vai Trò Của Ý Thức Đối Với Thế Giới

 Con người hơn con vật ở chỗ có ý thức . Vậy ý thức của loài người bất nguồn từ đâu ? Vai trò của ý thức là gì? 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc của ý thức một cách đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ý thức là gì nhé !


Ý thức là gì ?




Theo định nghĩa của triết học Mác- Lê Nin, Ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất. Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.

Còn theo như những ai không theo đuổi bộ môn Triết Học, thì câu cửa miệng vẫn là Con người phải có Ý thức. Vậy ý thức là gì ? Phải chăng là suy nghĩ, là nhận biết. Phải biết đúng sai, phải trái, biết làm việc và nhìn nhận sự việc...

Nghe có vẻ mông lung, mơ hồ nhỉ ? Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích về nguồn gốc của Ý Thức qua hình thức tự nhiên, xã hội nhé.


Nguồn gốc của ý thức


Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức. Yếu tố đó chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức của con người đối với thế giới khách quan.
nguồn gốc của ý thức


Nguồn gốc tự nhiên của ý thức


Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Nó là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người (cơ quan vật chất của ý thức) thì sẽ không có ý thức.

 Bộ não người và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Các nhân tố tác động trực tiếp đến ý thức tự nhiên bao gồm:

Bộ óc người

bộ óc người


Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp. Nó bao gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh.

 Các tế bào thần kinh này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể. Là nhân tố quyết định trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.

Mối quan hệ  giữa Sự phản ánh và ý thức


Cũng theo chủ nghĩa Mac -Lenin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn.

 Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Các dạng phản ánh tác động lên ý thức





+ Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hóa học.

+ Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật.

+ Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người.

Nguồn gốc xã hội của ý thức


Bên cạnh những nguồn gốc tự nhiên, thì điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, đó chính là :  lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.

“Sau lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý thức ” - — Engels

Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.

Lao động tạo ra ý thức


+ Lao động là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Trong quá trình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu, thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con người quan sát được.

Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được thể hiện thông qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người. Và thông qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri thức và ý thức.




Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới  khách quan quan quá trình lao động.

Xem thêm bài : Nguồn gốc của phở

Ngôn ngữ hình thành nên ý thức


+ Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức.

Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu. Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng con người.

Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ này sang thế hệ khác.

Vai Trò Của Ý Thức


Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội. ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan. Vậy vai trò của ý thức là gì đối với thế giới khách quan ?

– Khẳng định vật chất chính là nguồn gốc khách quan, đồng thời là cơ sở để sản sinh ý thức, ý thức là sản phẩm, là sự phản ánh về thế giới khách quan của nhận thức, hành động con người cần xuất phát từ hiện thực là khách quan, hành động và tôn trọng theo hiện thực khách quan.

– Khẳng định về ý thức có vai trò quan trọng, tích cự sự tác động trở lại phép biện chứng duy vật, vật chất yêu cầu trong hoạt động ý thức và nhận thức con người, theo đó con người phải nhận thức, vận dụng quy luật khách quan có sự sáng tạo, chủ động để chống lại sự thụ động và thái độ tiêu cực.

– Phát huy tính năng động sáng tạo ý thức và phát huy về vai trò nhân tố của con người để có thể tác động, cải tổ về thế giới khách quan, có sự khắc phục cải thiện bệnh bảo thủ, trì trệ chống lại sự thụ động, tiêu cực, ỷ lại.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế. Trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối.

Vật chất quyết định ý thức




Vật chất là cái có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức.

 Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. Vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. 

==> Vật chất quyết định bản chất của ý thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức.

Sự tác động của ý thức


Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triên của những điều kiện vật chất ở những mức độ nhất định.

Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp, thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp.

Trong cuộc đấu tranh, bút chiến về quan hệ vật chất và ý thức Ph.Ăng-ghen đã bảo vệ quan điểm của Các Mác và phê phán lại rằng khi đấu tranh với những người theo chủ nghĩa duy tâm, Mác buộc phải nhấn mạnh vào cái nguyên lý chủ yếu mà họ phủ nhận, nhưng không có nghĩa là hạ thấp vai trò của ý thức, tinh thần.

 Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng mới phủ nhận, coi nhẹ tác động của tinh thần mà thôi.

Kết Luận


Chúng ta đã cùng tìm hiểu về ý thức, nguồn gốc, vai trò của ý thức. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau sống có ý thức hơn, để bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội và môi trường sống.

Chia sẻ cách hay xin cảm ơn các bạn đã xem bài viết này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHIA SẺ CÁCH HAY

- Email : ngocnguyen19062013@gmail.com
- Hotline : 0964.787.191


Liên kết hữu ích :